0
Tin tức

Xử lý nước RO công nghiệp là gì? Ưu, nhược điểm và nguyên lý hoạt động

Tác giả:   Admin

Xử lý nước RO ngày nay, người tiêu dùng thường chú ý và quan tâm nhiều đến vấn đề sử dụng nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Với xu thế hiện đại ngày nay, người tiêu dùng thường chú ý và quan tâm nhiều đến vấn đề sử dụng nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Để đáp ứng được với những đòi hỏi ngày càng khắt khe, một công nghệ xử lý nước mới đã được ra đời – đó là công nghệ xử lý nước RO. Vậy nước nước RO là gì? Công nghệ này được vận hành theo quá trình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Nước RO là gì?

Nước RO là một loại nước được tạo ra bằng công nghệ lọc thấm ngược có tên là RO. Đây là một công nghệ tiên tiến với sư kết hợp của màng lọc siêu nhỏ, có thể lọc được nước ở cấp độ phân tử có kích thước nhỏ đến 0.0001 micron. Với kích thước nhỏ này chủ yếu là các tạp chất, kim loại, virut, vi khuẩn,… đều có khả năng bị giữ lại. Cơ chế lọc nước RO có dòng nước chảy mạnh tạo nên áp suất lớn giúp chuyển hóa các chất về nơi áp suất thấp và tiếp tục được vận chuyển sang bộ phận tiếp theo để lọc tạo thành nước tinh khiết đến 99%.

2. Công nghệ xử lý nước RO là gì?

Công nghệ xử lý nước RO được viết tắt bởi 1 cụm từ: Reverse Osmosis (có nghĩa là thẩm thấu ngược). Dạng công nghệ này chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải và vũ trụ của Mỹ.  Với công nghệ này nguồn nước sẽ được xử lý với hiệu suất thu hồi được nước sạch lên đến 60% - 80% và nước bị xả bỏ chỉ khoảng 25%. Bằng công nghệ xử lý hiện đại nguồn nước sử dụng của bạn sẽ được tinh khiết với đủ những khoáng chất tốt cho sức khỏe. 

3. Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước RO

Nguyên lý hoạt động của công nghệ này được trải qua các bước như sau:

  • Bước 1: Nước chưa qua xử lý sẽ được vận chuyển vào bồn chứa B1. Tại đây thiết bị lọc thô toàn nhà và khử mùi ACF sẽ loại bỏ những mùi hôi, tanh, khó chịu có, kèm với đó là các tạp chất cặn bẩn có trong nước.
  • Bước 2: Nước được khử mùi tiếp được dẫn qua thiết bị làm mềm để khử các ion Ca2+, Mg2+,…
  • Bước 3: Tiếp đó nước được đưa tới bộ lọc tinh. Tại khu vực này nước sẽ được loại bỏ những tạp chất có kích thước cực nhỏ chỉ khoảng > 10 micron. Sau khi hoàn thành nước sẽ được chuyển vào bồn chứa nước. 
  • Bước 4: Tại bồn chứa nước sẽ có 2 máy bơm dùng để hỗ trợ cho bơm cao áp trục đứng, bơm cao áp tiếp tục bơm vào thiết bị thẩm thấu ngược RO. Với việc nước được đưa vào thiết bị thẩm thấu ngược sẽ loại bỏ được tạp chất và giữ lại những khoáng chất cần thiết có trong nguồn nước tự nhiên.
  • Bước 5: Nước sẽ tiếp tục được đi qua bộ lọc tinh 0.2 micron với thiết bị khử trùng sử dụng tia cực tím với đèn UV1. Nước khi được lọc qua bộ phận này bạn dã có thể sử dụng uống trực tiếp mà không cần đun sôi.
  • Bước 6: Cuối cùng nước sẽ được chuyển qua bồn thành phẩm. Ở bồn này có đặt 2 bơm tuần hoàn, chúng luân phiên hoạt động để vận chuyển nước tới nơi sử dụng. Đây là giai đoạn cuối cùng trong việc xử lý nước cấp RO.

4. Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý nước RO

Những ưu điểm của công nghệ này mà bạn có thể thấy được:

  • Đây là công nghệ lọc nước tiên tiến nhất hiện nay. Với màng lọc RO có thể sàng lọc, loại bỏ được tất cả các loại vi khuẩn, tạp chất có kích thước cực nhỏ chỉ với 0,0001 nicronmet. Giữ lại cho bạn nguồn nước tinh khiết, ngọt ngào nhất.
  • Nước qua quá trình lọc có thể uống được trực tiếp, rất tốt cho sức khỏe.
  • Có thể sử dụng với rất nhiều nguồn nước khác nhau: nước giếng khoan, nước máy,…Vì đặc điểm này mà công nghệ xử lý nước RO rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn có một vài nhược điểm như sau:

  • Một số khoáng chất tự nhiên trong nước như: Mg, Canxi,… cũng có khả năng bị loại bỏ.
  • Vì công nghệ này cần có áp lực lớn mới có thể đẩy nước vào màng lọc nên sẽ cần sử dụng điện nhiều. Như vậy thường dễ xảy ra hiện tượng chập điện hoặc tiêu hao điện lớn.
  • Sau quá trình lọc sẽ có nước thải ra bên ngoài.

5. Những ứng dụng của công nghệ xử lý nước RO

Ứng dụng trong vào sản xuất nước đóng chai, bình

Công nghệ này sẽ được ứng dụng theo quy trình như sau:

  • Nguồn nước đầu vào sẽ được cho vào cột lọc để loại bỏ các tạp chất không tốt như: sắt, chì, mangan,… rồi sau đó mới cho vào bồn chứa nước nguồn.
  • Tiếp theo, máy bơm hút nước nguồn từ bồn chứa chuyển sang hệ thống lọc và bắt đầu quy trình lọc.
  • Nước sẽ được chuyển qua thiết bị lọc đầu giúp loại bỏ các cặn bã với kích thước lớn khoảng 5 micron.
  • Tiếp đó sẽ được chuyển vào thiết bị loại bỏ đa chất, giúp xử lý các hợp chất dễ hòa tan trong nước.
  • Sau khi cơ bản đã lọc sạch, nước sẽ được đưa qua thiết bị làm mềm nước. Quá trình này sẽ giúp làm giảm nồng độ ion canxi, magie,…giúp nước sẽ có vị ngon, ngọt, tinh khiết vốn có. 
  • Tiếp theo, nước sẽ được chuyển đến bồn chuẩn bị cấp nước cho hệ thống xử lý nước RO hoạt động.
  • Nước chảy qua màng RO được bơm với áp lực cực cao, màng RO có tác dụng tinh lọc và loại bỏ những loại hạt có kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng 1 micromet.

Công nghệ xử lý nước RO vào công nghệ chế biến thực phẩm

  • Ngành chế biến thực phẩm là ngành đòi hỏi độ an toàn vệ sinh cực cao, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, ở bất kể quá trình nào cũng đều cần phải đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Và hệ thống lọc được RO đã được ứng dụng vào việc chế biến các loại thực phẩm có yêu cầu chất lượng nước sạch, hoặc các sản phẩm lên men truyền thống, ví dụ như: sản xuất nước giải khát, xưởng chế biến thực phẩm, sản xuất bia, rượu,…
  • Nước đầu vào có độ dẫn điện là 300 - 800 μS/cm, sau khi qua hệ thống lọc nước RO độ dẫn điện sẽ giảm xuống chỉ còn 4 - 12 μS/cm. Chỉ số này phù hợp với tất cả các yêu cầu trong ngành chế biến thực phẩm.

Ứng dụng của hệ thống lọc nước RO vào ngành y tế

Trong ngành y tế, nước tinh khiết được ứng dụng để pha chế thuốc uống, biệt dược, nước rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương. Tất cả những ứng dụng này đều cần nước đảm bảo yêu cầu tinh khiết, như vậy sẽ bảo vệ được sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, nước tinh khiết còn dùng để chạy thận nhân tạo cho các bệnh nhân suy thận. Vậy nếu nước dùng không được đảm bảo thực sự sẽ có hậu quả nặng nề cho các bệnh nhân.

6. Những lưu ý khi sử dụng công nghệ xử lý nước RO

Công nghệ này cho bạn nguồn nước tinh khiết, nhưng chỉ khi tất cả các bộ phận của chúng đều phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Chính vì thế, khi mua dòng sản phẩm này bạn cần lưu ý về xuất xứ của nó, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. 

Dưới đây sẽ là một lưu ý giúp bạn lựa chọn được đúng dòng sản phẩm:

  • Lựa chọn loại máy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo công nghệ đạt tiêu chuẩn
  • Chọn loại máy có đầy đủ bộ phận theo đúng quy chuẩn của công nghệ xử lý nước RO. Kèm với đó là phải có giấy bảo hành
  • Có giấy chứng nhận, kiểm định nguồn gốc và chất lượng sản phẩm
  • Chọn đơn vị cung cấp uy tín, lâu năm

Với những thông tin cơ bản này, chắc hẳn bạn đã có cho mình những điều cần thiết trước khi đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ này phải không? Hy vọng với những thông tin tham khảo này bạn sẽ lựa chọn được dùng sản phẩm tốt nhất với công nghệ xử lý nước RO.
 

CÔNG TY CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG SIV (SIV-ECO)
Nhà máy: Số 16 đường 11 Khu công nghiệp VSIP Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
Hotline: 0981694675 (Zalo, Viber, Line, Telegram, Wechat)
Web: www.siv-eco.com    -   Email: sivecojsc@gmail.com

Viết bình luận

Hotline Zalo