0
Tin tức

Xử lý nước mặt và những vấn đề cần quan tâm

Tác giả:   Admin

Hiện nay, các hệ thống xử lý nước, lọc nước đều chủ yếu được lấy nguồn từ nước mặt và nước ngầm. Nước ngầm được hiểu là nguồn nước lấy từ phía dưới địa tầng đất vậy còn nước mặt là gì? Việc xử lý nước mặt diễn ra như thế nào? Quy trình này có phức tạp hay không? Có những công nghệ xử lý nước mặt nào được áp dụng?

Nước mặt và những điều cần biết về nguồn nước này

Như chúng ta vừa đề cập ở trên, nguồn nước cấp chủ yếu cho các hệ thống xử lý nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất là nước mặt và nước ngầm. Nước ngầm thì hầu như chúng ta đều đã nghe đến khá nhiều. Tuy nhiên thuật ngữ nước mặt lại có chút lạ lẫm.

Vậy nước mặt là gì?

Nước mặt là nguồn nước cấp ở phía trên bề mặt. Định nghĩa một cách khái quát thì nước mặt chính là nguồn nước được lưu thông và chứa được trên bề mặt lục địa. Tức là chúng ta có thể nhìn thấy chúng rõ ràng bằng mắt thường chứ không phải khai thác sâu ở phía dưới lòng đất. Những nguồn nước mặt hàng ngày chúng ta nhận diện dễ dàng như là: nước sông, nước suối, ao hồ, nước biển.

Nguồn nước mặt dễ nhận biết

Nguồn nước mặt dễ nhận biết

Nước mặt và đặc điểm của nguồn nước này

Nước mặt có quá trình tồn tại và mất đi tuần hoàn... Khi hình thành, sự xuất hiện của nước mặt sẽ tạo nên các vùng trũng để chứa chúng (ao, hồ, sông, suối,…).

Nước mặt được tạo nên tự nhiên bởi giáng thủy. Trong quá trình tồn tại chúng được lấy sử dụng phục vụ nhiều mục đích, một phần nước mặt ngấm xuống bề mặt dưới đất, một phần thì bị bốc hơi tạo mưa rồi cuối cùng lại trở lại với sông, suối, ao, hồ,…

Khác với nguồn nước ngầm, nước mặt có thể lấy để sử dụng 1 cách dễ dàng chứ không cần đến áp suất, hay lực đẩy tương tự để lấy nước lên. Đặc biệt chúng có thể dự trữ lâu dài và có trữ lượng lớn.

Tuy nhiên, hiện nay nước mặt đang gặp khá nhiều những vấn đề về số lượng và chất lượng. Lượng nước mặt ở một số khu vực dần trở nên khan hiếm. Trong khi đó, nhiều vùng, nước mặt bị ô nhiễm, nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm hợp chất vô cơ và hữu cơ, có thành phần hợp chất độc hại,…

Điều này khiến cho việc tận dụng nước mặt trong sản xuất và sinh hoạt trở nên khó khăn hơn. Đứng trước tình hình này, việc xử lý nước mặt trở thành một giải pháp tất yếu để có thể tạo ra nguồn nước tốt hơn cung cấp cho các hoạt động.

Hệ thống xử lý nước mặt

Hệ thống xử lý nước mặt

Quá trình xử lý nước mặt diễn ra như thế nào?

Lắng sơ bộ → Song chắn rác → Bể lắng cát → Xử lý bằng hóa chất → Keo tụ tạo bông → Lắng → Lọc → Hấp thụ chất gây mùi, gây màu → Flo hóa nước → Khử trùng

Do nước mặt ngày càng gặp nhiều vấn đề về chất lượng, bởi vậy việc xử lý nước phải thực sự kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Điều này giúp đảm bảo tối ưu việc tạo ra nước thành phẩm đạt chuẩn để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Nguyên lý của hoạt động xử lý nước mặt

Quá trình lọc xử lý nước mặt được diễn ra theo nguyên lý chung là ép nước qua nhiều màng lọc để loại bỏ tối đa các cặn chất, cáu bẩn và tạp chất trong dung dịch nước. Đồng thời những lõi lọc than hoạt tính cũng sẽ được sử dụng để loại bỏ mùi và màu trong nước. Nước được đưa vào hệ thống lọc bởi một nguồn lực nhất định tùy vào công nghệ lọc sử dụng. Sau quá trình lọc, nước được đẩy ra ngoài bể chứa để ứng dụng vào các hoạt động đa dạng.

Quá trình xử lý nước mặt

Cụ thể về quá trình xử lý nước mặt, sẽ có 3 giai đoạn được diễn ra dù công nghệ được thiết đặt cho hệ thống là gì.

Hệ thống xử lý nước mặt

Hệ thống xử lý nước mặt

Giai đoạn 1: Tiền xử lý nước mặt

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình xử lý lọc nước mặt, chúng sẽ được đưa ra bộ phận tiền xử lý. Cụ thể, nước mặt sẽ được đưa vào hệ thống lọc theo những cơ chế nhất đinh tùy theo công nghệ lọc áp dụng. Chẳng hạn:

Nếu dùng công nghệ lọc RO hay công nghệ UF, nước sẽ được đưa vào nhờ điện năng cung cấp cho máy bơm để tạo áp suất đẩy nước vào đường ống dẫn

Nếu dùng công nghệ lọc NANO thì nước sẽ được đưa vào nhờ áp suất được tận dụng bằng dòng chảy nước từ trên xuống. Điều này sẽ giúp tiết kiệm điện năng đáng kể.

Khi được đưa vào bộ phận tiền xử lý, nước sẽ được di chuyển qua các lõi lọc thô và lõi lọc tinh. Lúc này, nước mặt sẽ:

Được lọc sạch các cặn bẩn, tạo chất có kích thước từ trung bình đến lớn
Được khử các mùi hóa chất ngấm vào nước, mùi xác động vật (nếu có) và một số mùi ô nhiễm khác
Được xử lý loại bỏ màu nước đục trả lại sự thanh khiết  cơ bản cho nguồn nước.

Giai đoạn 2: Quá trình lọc qua màng lọc công nghệ

Ở giai đoạn này, nước sẽ được vận chuyển qua màng lọc đặc thù của hệ thống xử lý nước mặt. Tùy vào cơ chế hoạt động và thiết lập ban đầu của hệ thống mà các màng lọc sẽ tiến hành lọc nước theo các phương thức cụ thể khác nhau.

Khi được lọc qua màng lọc công nghệ, nước sẽ được làm sạch hoàn toàn tối ưu và trả về sự tinh khiết hoàn nguyên ở trạng thái tốt nhất.

Giai đoạn 3: Xử lý sau khi lọc

Giai đoạn 3 chính là giai đoạn cuối cùng trong quá trình xử lý lọc nguồn nước mặt. Ở giai đoạn này nước sẽ được xử lý “gia công” lần cuối để đảm bảo cho ra thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Từ đó, chúng có thể được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực và hoạt động sử dụng. Cụ thể, trong giai đoạn này, nước sẽ:

Được lọc qua dàn ozon
Được chiếu đèn UV – tia cực tím

Bằng cách này, hỗn hợp nước trước khi được truyền vào bể chứa sẽ được loại bỏ hoàn toàn các tàn dư vi khuẩn và khả năng sinh vi khuẩn cũng như nấm trong dung dịch.

Hệ thống xử lý nước mặt

Hệ thống xử lý nước mặt

Các công nghệ được sử dụng trong xử lý nước mặt

Hiện nay, có khá nhiều công nghệ được phát minh và ứng dụng trong xử lý nước mặt. Tuy nhiên về cơ bản chúng ta có 3 công nghệ phổ biến nhất. Đó là:

Công nghệ lọc RO

Đây là công nghệ lọc sử dụng màng lọc thẩm thấu ngược RO cho nguồn nước sạch nhất, tối ưu nhất, có thể lọc sạch mọi nguồn nước mặt, nước ngầm. Tuy nhiên vận hành công nghệ này sẽ tiêu tốn khá nhiều  điện năng và một phần khoáng chất trong nước có thể bị vô tình lọc mất đi.

Công nghệ lọc NANO

Công nghệ lọc giữ lại tối ưu khoáng chất trong nước, không tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên công nghệ này khá kén nguồn nước và có thể không lọc sạch được hoàn toàn các tạp chất nhỏ.

Công nghệ lọc UF

Công nghệ màng siêu lọc: nước được lọc qua màng UF sẽ vận hành theo nguyên lý 2 cơ chế đó là nguyên lý trong ngoài và nguyên lý ngoài trong để lọc tối ưu cặn bẩn trong nước và giữ lại khoáng chất. Tuy nhiên các cặn bẩn có thể bị lắng ở màng lọc do đó việc vệ sinh cần chú trọng, nếu không những lần lọc sau, nước sẽ bị ảnh hưởng chất lượng và độ bền của hệ thống cũng sẽ bị suy giảm.

Trong trường hợp bạn cần thông tin chi tiết hơn về các vấn đề trên, xin hãy liên hệ với SIV-Eco qua số Hotline, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

 

CÔNG TY CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG SIV (SIV-ECO)
Nhà máy: Số 16 đường 11 Khu công nghiệp VSIP Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
Hotline: 0981694675 (Zalo, Viber, Line, Telegram, Wechat)
Web: www.siv-eco.com    -   Email: sivecojsc@gmail.com

Viết bình luận

Hotline Zalo