0
Tin tức

Tìm hiểu công nghệ xử lý nước cấp đầu nguồn từ nước mặt

Tác giả:   Admin

Công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt mà SIV Eco đang cung cấp giúp bạn có thêm thông tin và những lựa chọn phù hợp. Bài viết hôm nay SIV Eco - đơn vị chuyên cung cấp các hệ thống lọc nước tinh khiết xin gửi tới bạn đọc những thông tin chi tiết về công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt mà chúng tôi đang cung cấp.

1. Tác hại của nguồn nước cấp chưa xử lý

Nguồn nước cấp từ nước mặt có thể từ sông, hồ, kênh, rạch... Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ những tác hại mà nguồn nước cấp chưa được xử lý tới môi trường và sức khỏe của con người.

Trong nước mặt tại các ao hồ, sông suối có chứa nhiều thành phần ô nhiễm, từ hợp chất hữu cơ, rêu, tảo gây hại, cùng nhiều thành phần khác không tốt cho sức khỏe. Đây là những nguyên nhân chính khiến gia tăng tỷ lệ người mắc các bệnh mãn tính và cấp tính liên quan tới viêm màng kết, tiêu chảy và đặc biệt là ung thư.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, nếu sử dụng nước nhiễm chì để ăn uống còn có thể bị mắc ung thư da. Bên cạnh đó, thành phần này còn gây nhiễm độc hệ thần kinh và hệ thống tuần hoàn.

2. Quy trình xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt

Nguồn nước trước tiên sẽ được thu từ lòng sông, suối và bơm qua trạm bơm. Trước công trình này sẽ có các song chắn rác để loại trừ các thành phần trôi nổi, lơ lửng lẫn trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị khác và nâng cao hiệu quả xử lý, đồng thời giảm hàm lượng cặn và độ đục nước.

Hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt sẽ tiến hành quá trình keo tụ đầu tiên. Nguồn nước sẽ được châm hóa chất có tác dụng lắng các hạt huyền phù. Hóa chất sử dụng trong trường hợp này thường là Poly Aluminium Chloride (PAC) hay còn gọi là phèn nhôm, tồn tại ở dạng cao phân tử và có nhiều ưu điểm hơn so với các thế hệ phèn sunphat trước đó. Ngoài ra, PAC còn có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và kim loại nặng trong dòng nước.

Sau đó, nước chuyển tiếp tới bể lắng và các bông cặn sẽ lắng xuống đáy dưới tác động của trọng lực. Bùn trong bể lắng sẽ được hút ra ngoài và chuyển tới bể chứa bùn, lượng bùn này sẽ được nén lại và xử lý theo đúng quy định của nhà nước và nước phí trên sẽ chuyển tới bể trung gian hóa chất khử trùng.

Tại đây, dung dịch Clorin sẽ được châm vào bởi bơm định lượng, các vi sinh vật trong nước vì tác dụng bất hoại của chất khử trung sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Từ đó đảm bảo cho nước sau đó sẽ đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

Nước từ bể trung gian sau đó được bơm tới thiết bị lọc có nhiều lớp cát và thanh hoạt tính. Nước sau khi được xử lý tại đây sẽ trở nên trong và không còn mùi khó chịu, đồng thời loại bỏ vi khuẩn, màu sắc... Sau đó nước sẽ được bơm dẫn sang bể chứa nước sạch, chúng ta thêm hóa chất Clorine vào nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện và sinh sản của các vi trùng, rêu tảo gây bệnh.

Nước sạch sau đó được phân phối vào các mang lưới trạm bơm cấp 2. Trạm bơm này sẽ đưa nước đã xử lý tới với mạng lưới tiêu dùng. Chế độ sử dụng nước trong mạng lưới này có sự chênh lệch tùy từng giờ và không điều hòa theo chế độ dòng nước trong toàn bộ mạng lưới. Chế độ này phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước cấp cho các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư.

Lượng bùn sinh ra ở các bể xử lý trong quá trình trước sẽ được chuyển tới hệ thống xử lý bùn. Trong đó, bể ủ bùn có nhiệm vụ ổn định bùn, giảm khả năng lên men cùng sự phân hủy kỵ khí của khí Metan trong bùn.

3. Ưu nhược điểm của công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt

Qua quá trình trên, chúng ta có thể đưa ra đánh giá về ưu nhược điểm của công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt này:

a. Ưu điểm

  • Quan trọng nhất là nước thải sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn của nhà nước.
  • Chi phí vận hành hệ thống và bảo dưỡng thấp.
  • Quy trình xử lý nước thải công nghiệp đơn giản, dễ vận hành, dễ quản lý.
  • Hiệu quả xử lý cao, không gây tốn diện tích vì bể lắng đứng.
  • Đảm bảo khả năng lọc tối ưu và không có bùn tràn qua bể nước sạch.
  • Màng lọc có hiệu quả xử lý rất cao, lên tới 95%.

b. Nhược điểm

  • Chiếm diện tích với bể lọc chậm.
  • Kết cấu bể lắng khá phức tạp, nhạy cảm với nhiệt độ và sự dao động của nước.
  • Khó có thể tự động hóa và cơ giới hóa và phải quản lý một cách thủ công.

Bài viết trên đây chúng tôi vừa thuyết minh chi tiết công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt tới bạn đọc. Chắc hẳn sau khi đọc hết những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn quy trình xử lý nguồn nước mà chúng ta thường sử dụng trong đời sống hàng ngày. Chúc các bạn vui vẻ!

 

CÔNG TY CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG SIV (SIV-ECO)
Nhà máy: Số 16 đường 11 Khu công nghiệp VSIP Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
Hotline: 0981694675 (Zalo, Viber, Line, Telegram, Wechat)
Web: www.siv-eco.com    -   Email: sivecojsc@gmail.com

Viết bình luận

Hotline Zalo