0
Tin tức

Tìm hiểu 3 dòng Máy lọc nước nhiễm mặn phổ biến nhất

Tác giả:   Admin

Hiện tượng nước nhiễm mặn kéo dài đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Chính vì thế trên thị trường có rất nhiều dòng máy lọc nước nhiễm mặn phục vụ nhu cầu của khách hàng. Ngay sau đây hãy cùng SIV Eco tìm hiểu một số dòng máy phổ biến nhất hiện nay.

1. Máy lọc nước nhiễm mặn từ phương pháp chưng cất nước

Nguyên lý hoạt động

Xử lý nguồn nước nhiễm mặn bằng cách chưng cất nước trong nhiệt độ cao đã được người dân áp dụng từ lâu đời. Hơi nước nhẹ hơn muối nên khi chưng cất, phần nước tinh khiết sẽ bay hơi lên, còn phần muối sẽ lắng xuống. Để tạo môi trường nhiệt độ có thể sử dụng những chất đốt như than, củi hoặc phơi trực tiếp bằng ánh nắng mặt trời.

Hiện nay những dòng máy ứng dụng công nghệ này đa phần đều là máy tự chế. Hệ thống lọc nước bao gồm đường dẫn nước bằng những vật dụng phế thải quen thuộc như vỏ chai nhựa, vỏ lon cũ,...và bếp củi đốt.

Kỹ năng sinh tồn: Cách lọc nước ngọt từ nước biển bằng các vật phế thải (tái chế rác thải).

Ưu điểm

  • Hiệu quả với mọi độ mặn khác nhau của nguồn nước, có thể xử lý được cả nước biển.
  • Cách thực hiện đơn giản.
  • Chi phí tiến hành thấp, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhỏ/lẻ.

Nhược điểm

  • Thực hiện thủ công mất nhiều thời gian, công sức.
  • Tốn kém nhiên liệu chưng cất.
  • Chất lượng nước lọc không được đảm bảo.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị dụng cụ bao gồm: 1 Chai thủy tinh thẳng, 1 chai thủy tinh cổ cong, nồi lớn, bếp,...
  • Đổ nước vào chai thủy tinh thẳng, lưu ý không đổ quá nhiều. Sau đó dùng băng dán cố định hai chai lại với nhau tạo thành đường dẫn nước.
  • Cho nước vào nồi rồi để đường dẫn nước vào. Đậy nắp nồi để hé một chút sau đó bật bếp.
  • Sau khi nước sôi khoảng 5-10 phút, hơi nước sẽ bốc hơi rồi ngưng tụ lại thành nước ngọt.

Phương pháp chưng cất nước

Phương pháp chưng cất nước tốn nhiều thời gian, công sức để thực hiện

2. Máy lọc nước nhiễm mặn từ phương pháp trao đổi ion

Nguyên lý hoạt động

Khử muối của nước bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc H-cationit và OH-anionit. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt Cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng:

RH + NaCl → RNa + HCl

2 RH + Na2SO4 → 2 RNa + H2SO4

2 RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O

Ưu điểm

  • Lọc sạch hiệu quả các tinh thể muối trong nước.
  • Nước đầu ra đảm bảo chất lượng.

Nhược điểm

  • Tốn kém nhiều chi phí.
  • Khó vận hành hệ thống.
  • Trước khi thực hiện trao đổi ion cần tiến hành bước xử lý sơ bộ nguồn nước.

Cách lắp đặt

  • Lắp đặt hệ thống lọc nước bao gồm bể lọc H-cationit, bể lọc OH-anionit và đường dẫn nước.
  • Dòng nước đi từ trên xuống qua lớp vật liệu là các hạt nhựa sẽ tiến hành trao đổi ion trở thành nước ngọt.
  • Phần muối được loại bỏ đi qua đường dẫn chảy ra ngoài, nước ngọt đi theo một đường dẫn khác.

Xử lý nước nhiễm mặn

Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp trao đổi ion có thể đảm bảo chất lượng nguồn nước

3. Máy lọc nước nhiễm mặn bằng màng lọc thẩm thấu ngược RO

Nguyên lý hoạt động

Màng lọc với các khe có kích thước nhỏ hơn 0,0001 micromet. Với cấu tạo như thế, phù hợp với kích thước của các phân tử nước, đồng thời các chất ô nhiễm và tạp chất sẽ theo đường nước thải ra ngoài, không ngoại trừ các phân tử muối hòa tan.

Ưu điểm

  • Lọc được nước nhiễm mặn ở nhiều cấp độ khác nhau.
  • Đa dạng sản phẩm, công suất phù hợp với nhu cầu cụ thể.
  • Cách vận hành đơn giản, chất lượng nước đầu ra cao.

Nhược điểm

  • Chi phí lắp đặt ban đầu khá cao.
  • Nguồn nước đầu vào cần được xử lý sơ bộ.
  • Tốn kém một lượng nước thải.

Màng lọc thẩm thấu ngược RO

Màng lọc thẩm thấu ngược RO có thể xử lý hiệu quả nguồn nước nhiễm mặn

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm máy lọc nước nhiễm mặn sau đây:

3.1 Máy lọc nước nhiễm mặn công suất thấp (<20L/H)

Đây là dòng máy lọc nước RO thông thường trong các gia đình, tuy nhiên được trang bị màng lọc RO khác biệt cho khả năng lọc mặn. Sản phẩm này phù hợp cho gia đình, nơi có độ mặn ở khoảng 0.1 đến 0.5% tức là nhỏ bằng 1/10 ngưỡng độ mặn nước biển.

Cấu tạo của máy lọc nước loại này bao gồm:

  • Các lõi lọc thô.
  • Màng RO.
  • Các màng lọc chức năng.

3.2 Máy lọc nước nhiễm mặn công suất vừa (20 -100L/H)

Máy lọc nước nhiễm mặn công suất vừa là dòng máy chuyên biệt, thường được thiết kế cho tàu thuyền đi biển. Sản phẩm này không chỉ là giải pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả cho bà con ngư dân mà còn giúp tiết kiệm cho bà dân ngư dân những chi phí tốn kém không cần thiết.

Cấu tạo của máy lọc nước loại này bao gồm:

  • Bơm cấp nước áp lực thấp
  • Cụm lọc thô và tinh
  • Bơm cao áp
  • Màng lọc thẩm thấu (RO)

3.3 Máy lọc nước nhiễm mặn công suất lớn (>100L/H)

Máy lọc nước công suất lớn dành cho các hộ dân ở miền Tây, những vùng nhiễm mặn trên diện rộng và cần lọc nước cho sinh hoạt.

Cấu tạo của máy lọc nước loại này bao gồm:

  • Bảng điều khiển
  • Cột lọc thô
  • Hệ thống lọc RO
  • Hệ thống bơm
  • Van điều khiển

Trên đây là 3 dòng máy lọc nước nhiễm mặn phổ biến và chất lượng hàng đầu hiện nay. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến máy lọc nước nhiễm mặn, hãy liên hệ ngay SIV Eco qua số hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

 

CÔNG TY CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG SIV (SIV-ECO)
Nhà máy: Số 16 đường 11 Khu công nghiệp VSIP Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
Hotline: 0981694675 (Zalo, Viber, Line, Telegram, Wechat)
Web: www.siv-eco.com    -   Email: sivecojsc@gmail.com

Viết bình luận

Hotline Zalo