0
Tin tức

Thiết bị làm mềm nước có vai trò, ứng dụng và hoạt động thế nào?

Tác giả:   Admin

Hiện nay, trong các dây chuyền hệ thống xử lý nước đều được thiết đặt hệ thống làm mềm nước vào trong tổng thể cấu tạo. Vậy sự có mặt của hệ thống này đóng vai trò gì? Chúng được ứng dụng như thế nào và hoạt động ra sao? Phương pháp làm mềm nước có đa dạng hay không? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Hệ thống làm mềm nước là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết về vai trò, tính ứng dụng và hoạt động của hệ thống làm mềm nước, chúng ta cần hiểu rõ về hệ thống này là gì.

Hệ thống giúp mềm nước là hệ thống sử dụng các hợp chất hóa học để phân tách các phân tử nước thô cứng

Hệ thống giúp mềm nước là hệ thống sử dụng xử lý loại bỏ các ion cứng nước và thay thế vào đó là các ion vô hại Để làm mềm nước, toàn bộ các trữ lượng canxi, magie cùng với một số cation kim loại khác pha tạp trong hỗn hợp nước sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Hệ thống làm mềm có thể đứng độc lập vì có chủ đầu tư họ chỉ cần xử lý nước làm mềm để tránh các vấn đề đóng cặn hoặc trong hệ thống RO, khử khoáng để bảo vệ hệ thống màng lọc phía sau.

Vị trí của hệ thống làm mềm nước trong hệ thống xử lý nước sạch và vai trò của chúng

Hệ thống hỗ trợ làm mềm nước hiện nay hầu hết đều xuất hiện trong dây chuyền xử lý lọc nước sạch. Điều này chúng ta đã đề cập ngay từ đầu bài viết. Vậy trong dây chuyền xử lý này, hệ thống giúp làm mềm nước sẽ được thiết lập ở vị trí nào?

Hệ thống giúp làm mềm nước sẽ nằm ở giữa bộ lọc tiền xử lý và màng lọc công nghệ

Thông thường, nếu dây chuyền không có thiết kế nào đó qua đặc biệt để đáp ứng và thích nghi với nhu cầu và vị trí lắp đặt thì hệ thống giúp làm mềm nước sẽ được lắp sau bộ phận tiền xử lý. Với vị trí này, hệ thống giúp làm mềm nước sẽ đứng trước màng lọc công nghệ và nước sẽ phải lọc qua hệ thống này trước khi được chuyển đến màng lọc.

Vai trò của hệ thống giúp làm mềm nước trong hệ thống

Với việc đảm nhiệm vị trí lọc xử lý nước thứ 2 trong quy trình, hệ thống giúp làm mềm nước đóng vai trò gì trong dây chuyền này?

Hệ thống giúp bảo vệ chất lượng và độ bền của màng lọc

Bộ phận tiền xử lý trong hệ thống lọc xử lý nước chính là bộ phận đảm nhiệm vai trò lọc thô và lọc tinh. Nước đi qua bộ phận này chính là nước nguồn (nước mặt hoặc nước ngầm), lúc này nước còn chứa nhiều tạp chất, cặn bẩn cỡ lớn và mùi, nhiễm khuẩn. Cột lọc thô và lọc tinh khi tiếp nhận nguồn nước sẽ tiến hành giảm thiểu những chất ô nhiễm” này để nước đảm bảo độ sạch về mặt thị giác.

Sau khi được tiền xử lý, nước về cơ bản là sạch về mặt thị giác và loại được mùi nhờ than hoạt tính trong cột lọc tinh. Tuy nhiên, nước vẫn bị lẫn các ion canxi, magie vượt quá tiêu chuẩn gây cứng nước cùng với một số cation kim loại khác. Những nhân tố này khiến cho nước bị cứng và nếu trực tiếp di chuyển chúng qua màng lọc công nghệ sẽ khiến màng lọc “tổn thương”, dễ hư hại và không bền.

Chính vì vậy mà hệ thống giúp làm mềm nước sẽ được lắp đặt ở giữa bộ lọc tiền xử lý và màng lọc nhằm giúp đảm bảo độ bền cho hệ thống.

Hệ thống đóng vai trò giúp quá trình lọc được xử lý tối ưu hơn

Ngoài vai trò giữ cho hệ thống có độ bền và tuổi thọ cao hơn, hệ thống giúp làm mềm nước còn giúp quá trình lọc được xử lý tối ưu hơn.

Cụ thể khi nước được làm mềm chúng đồng thời sẽ được trải qua 1 quá trình lọc tẩy. Do đó, việc đi qua màng lọc sẽ giúp được thanh tẩy một cách toàn diện đơn giản nhất. Và cuối cùng chất lượng nước lọc sẽ nhanh chóng đạt được yêu cầu tiêu chuẩn đầu ra.

Hoạt động của hệ thống làm mềm nước trong dây chuyền lọc nước

Trong dây chuyền lọc nước, hệ thống làm mềm nước sẽ thực hiện hoạt động của mình ở quá trình lọc thứ hai (sau bộ phận tiền xử lý). Nước sau khi được lọc thô và lọc tinh sẽ được vận chuyển đến hệ thống làm mềm nước bằng van xả và áp suất.

Nước khi đi qua hệ thống làm mềm sẽ được trải qua một cơ chế xử lý đặc thù. Các hợp chất canxi và magie – nhân tố làm cứng nước sẽ được bóc tách ra khỏi H2O. Bằng cách này, nước sẽ được trả về trạng thái hoàn nguyên nhất. Chúng từ đó có thể dễ dàng thực hiện vận động dòng chảy và tách cặn bẩn đơn giản hơn.

Khi nước được loại bỏ toàn bộ canxi, magie và các nhân tố khiến nước cứng, khi vận chuyển trong đường ống xử lý, hiện tượng tắc nghẽn sẽ không xảy ra. Bằng cách này, áp lực cần cung cấp để đẩy dòng nước cũng nhỏ hơn từ đó giúp tiết kiệm điện năng tốt hơn.

Những cơ chế làm mềm nước đặc thù

Như chúng ta vừa đề cập ở trên, hệ thống làm mềm nước sẽ có một cơ chế xử lý đặc thù để xử lý nước cứng. Vậy cơ chế đặc thù này cụ thể là gì?

Cơ chế trao đổi ion làm mềm nước
Cơ chế trao đổi ion làm mềm nước chính là cơ chế đặc thù của hệ thống này. Theo đó, nước cứng sau khi được đưa vào hệ thống sẽ bắt đầu tiếp xúc với các hạt nhựa trong bộ làm mềm. Các hạt nhựa này sẽ thực hiện hoạt động trao đổi ion với  những ion  gây cứng nước. Sau khi nước được tách khỏi các hợp chất gây cứng chúng sẽ được tiếp tục chuyển đến quá trình làm sạch tiếp theo.

Cơ chế trao đổi ion làm mềm nước chính là cơ chế đặc thù của hệ thống này.

Cơ chế hoàn nguyên
Sau khi hạt trao đổi ion chứa đầy các ion cứng, cơ chế hoàn nguyên của hệ thống sẽ bắt đầu diễn ra. Sử dụng van cơ, Cơ chế này được hoạt động dựa trên 4 bước. Cụ thể bao gồm:

Quá trình rửa ngược (BACKWASH) : Lúc này các hạt nhựa vừa hút về các hợp chất làm cứng nước sẽ được rửa sạch và loại bỏ những cáu cặn bị bấm dính sau khi thực hiện xong quá trình trao đổi ion. Nước được cung cấp cho quá trình rửa ngược này sẽ được xả bỏ ra ngoài.
Quá trình tái sinh (SLOW RINSE/BRINE) :  hút  dung dịch muối bão hòa vào trong cột lọc. Mục đích của quá trình này là để tái sinh lại vật liệu lọc. Nước cung cấp thực hiện quá trình này sẽ được xả bỏ sau khi kết thúc.

Quá trình rửa nhanh (FAST RINSE) : Vật liệu lọc trong hệ thống làm mềm nước sẽ được rửa sạch lại lần nữa. Nước rửa xong cũng sẽ được xả bỏ.
Quá trình trả nước về bồn muối tái sinh (REFILL) : Một phần nước sạch sẽ được đưa về bồn muối tái sinh. Nước này sẽ được hòa tan với muối để sẵn sàng thực hiện quá trình hoàn nguyên tiếp theo.
Sau khi thực hiện cơ chế trao đổi ion làm mềm nước, cơ chế hoàn nguyên của hệ thống sẽ bắt đầu  diễn ra.

Hy vọng những thông tin SIV Eco cung cấp trên đây đã đủ để bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống làm mềm nước trong dây chuyền xử lý nước sạch. Từ đó bạn sẽ nắm rõ được toàn bộ quá trình lọc sạch nước và an tâm tuyệt đối với chất lượng nước tinh khiết  được tạo ra từ hệ thống. Bạn đọc nếu vẫn còn điều gì thắc mắc và muốn được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này, hãy liên  hệ với chúng tôi hoặc truy cập vào địa chỉ website siv-eco.com để được tư vấn nhé.

 

CÔNG TY CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG SIV (SIV-ECO)
Nhà máy: Số 16 đường 11 Khu công nghiệp VSIP Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
Hotline: 0981694675 (Zalo, Viber, Line, Telegram, Wechat)
Web: www.siv-eco.com    -   Email: sivecojsc@gmail.com

Viết bình luận

Hotline Zalo