0
Tin tức

Dây chuyền lọc nước RO tinh khiết: Nguyên lý hoạt động

Tác giả:   Admin

Dây chuyền lọc nước RO có khả năng làm sạch nguồn nước bị nhiễm các chất độc hại là gì và có nguyên lý hoạt động như thế nào? Dây chuyền lọc nước RO là hệ thống sử dụng công nghệ màng lọc nước RO (Reverse Osmosis) làm trung tâm. Hệ thống có khả năng làm sạch nguồn nước đến trên 99%. Đảm bảo các chất độc hại như kim loại nặng (asen, sắt, chì, mangan,...), cặn, các chất hữu cơ tồn tại trong nước được xử lý hoàn toàn.

Dây chuyền lọc nước RO là gì?

Dây chuyền lọc nước RO là tập hợp nhiều thiết bị, linh kiện được lắp ráp thành một hệ thống hoàn chỉnh. Trong đó, màng lọc RO thiết bị chính giúp tạo nên nguồn nước trong, sạch. Với kích thước khe lọc chỉ 0.0001 micron, màng RO loại bỏ được 99% hợp chất hữu cơ, khoáng chất hòa tan.

Thông thường một dây chuyền lọc nước RO sẽ có 3 phần: tiền xử lý trước màng RO, xử lý bằng màng RO, và xử lý sau màng RO. Như chúng ta biết màng lọc nước RO có khả năng loại bỏ ô nhiễm rất tốt. Tuy nhiên để màng hoạt động tốt, cũng như nước sau lọc đạt chất lượng cao nhất cần có nhiều thiết bị đi kèm.

  • Tiền xử lý trước màng đóng vai trò rất quan trọng để nước sạch hơn, không làm bít tắc và hỏng màng.
  • Xử lý bằng màng RO là giai đoạn trung tâm để loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm ra khỏi nước.
  • Xử lý sau màng, giúp hoàn thiện thêm các vấn đề màng lọc chưa giải quyết được. Chẳng hạn như loại bỏ vi khuẩn, vi rút.
  • Dây chuyền RO có thể được xem là một dây chuyền dễ nhất cho người dùng.
  • Do hệ thống không kén nước đầu vào. Đó có thể là nước mưa, nước sông, ao, hồ, nước máy, nước suối,...

Ưu và nhược điểm của dây chuyền lọc nước RO

Ưu điểm:

  • Tạo ra sản phẩm nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn 6-1-2010/BYT.
  • Lọc nước theo nguyên lý thẩm thấu ngược nên đạt hiệu quả lọc cao.
  • Có lõi bổ sung khoáng chất, tạo vị ngọt và tăng lượng oxy, pH cho nước sau khi lọc.
  • Có khả năng tự sục rửa khi lọc nước.
  • Loại bỏ được tới 99% các tạp chất ,độc tố và vi khuẩn gây bệnh trong nước.
  • Lọc được nước tinh khiết từ nhiều nguồn nước khác nhau: nước lợ, nước máy, nước giếng khoan, ...
  • Ít phải thay thế lõi lọc.

Nhược điểm:

  • Không giữ lại được các khoáng chất tốt cho cơ thể có trong nước.
  • Không sử dụng được nguồn nước có tính axit cao.
  • Chỉ giữ lại được 60% lượng nước tinh khiết sẽ gây lãng phí nước
  • Sử dụng điện năng nên gây bất tiện nếu mất điện thời gian dài và tốn kém.

Nguyên lý hoạt động của một dây chuyền lọc nước RO

Được nhắc đến ở phần trên, một dây chuyền được cấu tạo từ ba phần. Mỗi phần có một chức năng khác nhau, đều đóng vai quan trọng và không tách rời.

Hệ thống tiền xử lý 

Hệ thống tiền xử lý được cấu thành từ nhiều cột lọc, bơm, vật liệu lọc, van điều khiển,... Chúng có nhiệm vụ chung để loại bỏ tạp chất, cặn lắng kích thước lớn, kim loại nặng, chất hữu cơ, làm mềm nước.

Nước được bơm cấp 1 đưa từ bể chứa vào hệ thống tiền xử lý và tiền lọc. Tại bước này, nước được xử lý qua các cột lọc xử lý kim loại năng, xử lý carbon, lọc làm mềm và thiết bị lọc tinh. Bước làm chỉ là tiền xử lý, tuy nhiên lại vô cùng quan trọng, tránh tình trạng hư hại máy móc và giúp quá trình vận hành sau đó được thuận lợi.

Hệ thống chính - màng lọc nước RO

Sau khi nước được khử phèn, khoáng, clo và làm mềm, nước được bơm cao áp đưa qua hệ thống màng lọc thẩm thấu ngược RO. Đây chính là giai đoạn chính trong dây chuyền lọc nước RO.

Màng RO với được làm từ vật liệu mỏng polyamide quấn chặt chẽ, kích thước khe lọc chỉ 0.0001  micron. Nước sau lọc loại bỏ đến hơn 99% chất rắn hoà tan, chất độc hại nguy hiểm như chì, thuỷ ngân, asen, cadmi, nitrate, armoni,... Nước đầu ra đảm bảo nước đầu ra  tinh khiết.

Màng lọc RO vận hành đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất khi nước đầu vào trước màng đạt các yêu cầu:

  • Nước có độ cứng càng nhỏ càng tốt (<17mg/l). Các ion cứng nước có thể kết tinh trên màng, tạo mảng bám khiến màng không thể hoạt động.
  • Không chứa các chất oxy hoá. Màng RO được làm từ vật liệu siêu bền, tuy nhiên nếu bị tiếp xúc với các thành phần oxy hóa khiến các lớp màng nhanh bị bục, hỏng. Dẫn đến, người dùng phải thay thế màng.
  • Có độ trong càng lớn càng tốt. Cũng tương tự như độ cứng, cặn lơ lửng còn tồn dư sẽ tạo mảng bám, có thể gây rỉ sét, hỏng màng nghiêm trọng.
  • Hạn chế dừng vận hành hệ thống, do vi khuẩn tồn tại trong nước lưu với thời gian quá lâu, sinh sôi, phát triển cũng gây hỏng màng. Hơn nữa, lượng vi khuẩn lớn có thể ảnh hưởng tới chất lượng nước sau lọc.

Chính vì vậy, để dây chuyền xử lý nước RO hoạt động tốt hơn, không thể loại bỏ các bước tiền xử lý phía trước.

Quá trình xử lý sau màng RO

Trong quá trình lưu trữ và di truyền trong dây chuyền, nước có khả năng tái nhiễm khuẩn từ không khí. Vì vậy cần diệt khuẩn trước khi vào sử dụng chính thức. Có thể thực hiện diệt khuẩn một lớp hoặc hai lớp. Thông thường, hai công nghệ được ưu chuộng sử dụng là Ozone và UV. Dưới tác dụng của Ozone, vi khuẩn còn lại trong nước được tiệt trùng tuyệt đối.

Sau đó, nước được đưa qua đèn UV, diệt khuẩn thêm một lần nữa mà không làm thay đổi chất lượng nước. Nước sau khi được xử lý Ozone và UV, xác vi khuẩn kết dính vào nhau, tạo thành màng lơ lửng. Nước được đưa qua thiết bị lọc xác khuẩn, đảm bảo nước có chất lượng tốt nhất và hương vị thuần khiết.

Để chuyển tiếp qua các quá trình, từ bể chứa trung gian đến các giai đoạn kế tiếp, máy bơm được sử dụng để tạo áp lực nước chảy nhanh, mạnh hơn.

Lắp đặt hệ thống lọc nước RO 

Những lưu ý cần chuẩn bị khi lắp đặt hệ thống lọc nước RO

Trước khi lắp đặt một hệ thống hoàn chỉnh, chủ đầu tư cần có những chuẩn bị kĩ lưỡng, đầu tư ban đầu hoàn chỉnh để công tác lắp đặt được tốt nhất:

Mặt bằng. Để lắp đặt một hệ thống xử lý nước RO, đặc biệt là hệ thống công nghiệp cần đảm bảo mặt bằng đủ rộng, bằng phẳng, vững chắc, khô thoáng và sạch sẽ. Thông thường, hệ thống sẽ được lắp đặt trong một khu vực riêng hoặc một phòng riêng.

Nguồn điện đủ khỏe. Màng lọc RO cần áp suất thẩm thấu cao để đẩy nước qua màng. Vì vậy, chúng cần nguồn điện áp đủ khỏe, hoạt động ổn định, có khả năng chịu tải tốt. Khi đó, hệ thống sẽ không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động.

Bể chứa nước. Là những bể chứa hoặc téc nước để chứa nước đầu vào và đầu ra sau hệ thống. Các bể chứa này cần kín và thường xuyên được vệ sinh, để đảm bảo nguồn nước đầu ra tinh khiết.

Phao điện chống tràn. Phao điện chống tràn là thiết bị cần thiết để đảm bảo cơ chế tự động ngắt khi đầy nước. Chúng giúp tiết kiệm nguồn nước chung cho quá trình xử lý nước RO.

Tiến hành lắp đặt

Khi chủ đầu tư đã chuẩn bị được những yếu tố về cơ sở vật chất, hãy liên hệ với các nhà lắp đặt đến thi công tại hiện trường. Thông thường, các hệ thống đã được các nhà cung cấp lên thiết kế và lắp đặt một một số phần trước. Việc này giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian trong giai đoạn thi công mặt bằng tại cơ sở.

Khi đó, các chuyên viên kỹ thuật sẽ thực hiện kết nối đường điện, ống cấp nước, nước thải, nước tinh khiết. Thời gian được tiết kiệm đáng kể.

Sục, xả hệ thống

Trước khi chính thức đưa dây chuyền vào hoạt động, cần sục xả hệ thống cho hết các chất bụi bẩn bám trên các linh kiện, máy móc. Quá trình kết thúc khi nước xả ra thấy trong vắt. Thông thường, thời gian cho quá trình sục xả thường kéo dài 2-3h.

Sơ đồ dây chuyền lọc nước RO

Hệ thống được chúng tôi vận hành thử nghiệm đến khi nước RO ra đều, ổn định, không rò rỉ, không phát ra tiếng ồn,... trước khi chuyển giao lại cho chủ đầu tư.

Công ty SIV Eco với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt dây chuyền lọc nước RO. Chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách những sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu hàng đầu thế giới.
 

CÔNG TY CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG SIV (SIV-ECO)
Nhà máy: Số 16 đường 11 Khu công nghiệp VSIP Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
Hotline: 0981694675 (Zalo, Viber, Line, Telegram, Wechat)
Web: www.siv-eco.com    -   Email: sivecojsc@gmail.com

Viết bình luận

Hotline Zalo